TẢN MẠN VỀ CHỢ - Hi friends, I hope you are all in good health update sa pilipinas, In the article you are reading this time with the title TẢN MẠN VỀ CHỢ, We have prepared this article well for you to read and take information in it. hopefully the contents of the post
Article tạp but,
Article văn hóa, what we write you can understand. ok, happy reading.
Title : TẢN MẠN VỀ CHỢ
link : TẢN MẠN VỀ CHỢ
Người ta hay nhận xét: ăn nói kiểu chợ búa, ăn nói như hàng tôm hàng cá… Và xã hội cũng mặc định rằng, chợ, và người buôn bán ở chợ chỉ có kiểu ăn nói đanh đá, ghê gớm, “vô văn hóa” như thế!
Có thật ngôn ngữ ở chợ từ xưa đến nay chỉ có như thế không?
Năm 1975 về Sài Gòn. Lần đầu đi chợ tôi được nghe mời chào bằng giọng nói ngọt ngào: Mua bán trả giá lời lẽ nhẹ nhàng, nếu có đôi co một chút cũng chỉ như phân trần giải thích… Dù bán được hay không cũng đều có lời cám ơn, dù không mua được hàng, thậm chí mua đắt hơn một chút nhưng người mua vẫn vui lòng vì cảm giác mình tự nguyện mua, không bị ai ép buộc. Cái sự “thuận mua vừa bán” này phổ biến từ gian hàng đồ dùng cao cấp đến hàng rau cá thịt. Thi thoảng có cuộc to tiếng thì thường là giữa những người bán hàng với nhau, một lời can ngăn từ bất cứ ai cũng có thể ngăn chặn cuộc cãi vã.
Đang quen với việc mua bán ở mậu dịch và phải luôn “ngọt nhạt” với các cô mậu dịch viên nên ấn tượng nhất của tôi về “ngôn ngữ chợ búa” ở đây chính là cách xưng hô thân mật: người bán xưng “dì” (nếu lớn tuổi), xưng “con” nếu nhỏ tuổi, gọi người mua là con, là dì, là cậu… Đây chính là cách xưng hô trong gia đình của người Việt ở Nam bộ, anh chị em ruột thịt về phía mẹ có chỉ có 2 danh xưng là Dì (chị và em gái) và Cậu (anh và em trai) của mẹ. Việc đem hệ thống xưng hô từ gia đình ra ngoài xã hội là một đặc điểm của ngôn ngữ Việt Nam, phần nào “quy định” cách ứng xử ngoài xã hội. Có lẽ vì người bán mua chủ yếu là phụ nữ nên việc “hướng về” bên ngoại như một điều tất nhiên, cách xưng hô cũng “quy định” cách ứng xử nơi “chợ búa” tựa như đều là những người có bà con về bên ngoại: gần gũi, thân mật, không khách sáo và có phần xa cách như với bên nội?
Cách xưng hô ở chợ như vậy cho ta nhận ra dấu ấn “văn hóa mẫu hệ” khá rõ của người Việt Nam bộ, có lẽ đã được gìn giữ từ thời lưu dân Ngũ Quảng vào khai phá vùng đất phương Nam. Có thể suy luận thêm chút nữa, phải chăng cho đến thế kỷ 16, 17 người Việt vẫn thiên về “mẫu hệ” - truyền thống cơ bản của văn hóa Đông Nam Á?
Cách xưng hô, ứng xử theo kiểu “mẫu hệ” như thế này đã mai một. Bây giờ chỉ ở chợ thôn quê, vài chợ nhỏ chợ hẻm, nơi kẻ mua người bán không mấy xa lạ với nhau… ta còn nghe được người bán người mua gọi nhau thân mật gần gũi như thế. Ở những chợ lớn, chợ nơi thị thành xưng hô nói năng đã khác.
Mà bây giờ, ăn nói “kiểu chợ búa”, “hàng tôm hàng cá”… đâu cần phải ra đến chợ mới có!
Chợ xưa chợ nay
Chợ xưa là nơi trao đổi buôn bán hàng hóa của một khu vực nhất định, thường là chợ “làng”. Nông thôn miền Bắc xưa kia, chợ làng họp nơi bến sông hay đầu làng – ranh giới giữa “nơi ở” khép kín trong lũy tre làng với cánh đồng liền khỏanh của các làng liền kề nhau. Chợ họp trên bãi đất tương đối rộng, bằng phẳng, có cây đa hay cây gạo lớn tỏa bóng mát. Hàng ngày họp chợ từ sáng sớm đến khi mặt trời cao hơn con sào là tan chợ. Chỉ có vài hàng quán như hàng nước chè, hàng xén, hàng lò rèn… còn lại là buôn gánh bán bưng. Hàng hóa chủ yếu là “cây nhà lá vườn”, người bán người mua đều quen biết. Thuận mua vừa bán ít khi nói thách mặc cả, có khi còn mua chịu bán thiếu… Có làng chợ họp tháng dăm ba phiên. Vào ngày phiên chợ tấp nập, hàng hóa phong phú hơn, người các làng khác cũng đến mua bán trao đổi…
Ở Nam bộ, sông rạch nhiều nên đi lại bằng ghe xuồng là chính. Chợ thường họp nơi bến sông, ngã ba ngã tư kênh rạch gặp nhau hay có đường bộ cắt ngang. Ngày hai lần nước lớn nước ròng, nơi giáp nước ghe xuồng cắm sào neo đậu chờ con nước để đi tiếp nên thành chợ trên sông hay trên bến dưới thuyền. Dần dần trên bờ hình thành các thị tứ với tiệm cà phê, chạp pô, tiệm vàng, tiệm gạo, rau trái… Chợ cũng họp hàng ngày rồi theo phiên. Có khi ngày phiên theo con nước cho tiện ghe xuồng lui tới.
Quan sát chợ xưa có thể nhận biết nhiều điều về “đất nước, con người” vùng quê ấy: dân cư, ngôn ngữ, sản phẩm, các mối quan hệ xã hội qua xưng hô… Đi chợ là nhu cầu không chỉ/ không phải để mua bán mà còn để gặp gỡ, giao lưu, thể hiện các mối quan hệ tình cảm, quan hệ xã hội… Nghe lời nói thách trả giá mặc cả… không chỉ để biết giá cả chất lượng hàng hóa mà còn có thể biết được tính tình, thái độ của người bán kẻ mua.
Tên gọi của chợ - một lọai địa danh – là một yếu tố văn hóa, thường gắn liền với các đặc sản của làng/ vùng miền ấy. Bây giờ những tên chợ đậm chất dân dã đang mất dần...
Chợ nay. Muốn nói đến các siêu thị đang mọc ra nhan nhản khắp nơi, từ đô thị đến vùng nông thôn. Hình thức giống nhau, nội thất trang trí bày hàng giống nhau. Tên gọi của siêu thị, trung tâm thương mại ít khi mang dấu ấn địa danh. Trong đó mua bán sòng phẳng, lịch sự, người mua hàng có thể chọn lựa thỏai mái, tự mình quyết định khi mua món hàng nào đó theo giá ấn định sẵn. Quan hệ “tình cảm” trong việc mua bán nhạt đi, mất đi… vì người bán “vô hình” mà chỉ có người tính tiền (ở nước ngòai đã có siêu thị người mua tự tính tiền, tự quẹt thẻ trả tiền). Siêu thị - chợ hiện đại phản ánh mối quan hệ của xã hội đô thị: coi trọng tính cá nhân, đặt giá trị vật chất của hàng hóa lên trên quan hệ tình cảm trong mua bán. Tính chất văn hóa vùng miền (sản phẩm, ngôn ngữ, xưng hô…) không thể hiện trong siêu thị, trung tâm thương mại. Tên gọi các Chợ hiện đại - phần nhiều là tên nước ngòai - nghe... nhạt hóet, không mang chút ký ức văn hóa nào cả.
Chợ - ký ức của những con người được di truyền qua nhiều thế hệ phụ nữ. Đi chợ với mẹ, mong mẹ đi chợ về... tuổi thơ của ai mà không có những ký ức đẹp như thế...
(Trong tập tản văn "Buổi trưa trong quán cà phê", 2012)
That's the article: TẢN MẠN VỀ CHỢ
You are now reading the article TẢN MẠN VỀ CHỢ with link address https://updatesapilipinas.blogspot.com/2013/07/tan-man-ve-cho.html
Title : TẢN MẠN VỀ CHỢ
link : TẢN MẠN VỀ CHỢ
TẢN MẠN VỀ CHỢ
Nói năng chợ búaNgười ta hay nhận xét: ăn nói kiểu chợ búa, ăn nói như hàng tôm hàng cá… Và xã hội cũng mặc định rằng, chợ, và người buôn bán ở chợ chỉ có kiểu ăn nói đanh đá, ghê gớm, “vô văn hóa” như thế!
Có thật ngôn ngữ ở chợ từ xưa đến nay chỉ có như thế không?
Năm 1975 về Sài Gòn. Lần đầu đi chợ tôi được nghe mời chào bằng giọng nói ngọt ngào: Mua bán trả giá lời lẽ nhẹ nhàng, nếu có đôi co một chút cũng chỉ như phân trần giải thích… Dù bán được hay không cũng đều có lời cám ơn, dù không mua được hàng, thậm chí mua đắt hơn một chút nhưng người mua vẫn vui lòng vì cảm giác mình tự nguyện mua, không bị ai ép buộc. Cái sự “thuận mua vừa bán” này phổ biến từ gian hàng đồ dùng cao cấp đến hàng rau cá thịt. Thi thoảng có cuộc to tiếng thì thường là giữa những người bán hàng với nhau, một lời can ngăn từ bất cứ ai cũng có thể ngăn chặn cuộc cãi vã.
Đang quen với việc mua bán ở mậu dịch và phải luôn “ngọt nhạt” với các cô mậu dịch viên nên ấn tượng nhất của tôi về “ngôn ngữ chợ búa” ở đây chính là cách xưng hô thân mật: người bán xưng “dì” (nếu lớn tuổi), xưng “con” nếu nhỏ tuổi, gọi người mua là con, là dì, là cậu… Đây chính là cách xưng hô trong gia đình của người Việt ở Nam bộ, anh chị em ruột thịt về phía mẹ có chỉ có 2 danh xưng là Dì (chị và em gái) và Cậu (anh và em trai) của mẹ. Việc đem hệ thống xưng hô từ gia đình ra ngoài xã hội là một đặc điểm của ngôn ngữ Việt Nam, phần nào “quy định” cách ứng xử ngoài xã hội. Có lẽ vì người bán mua chủ yếu là phụ nữ nên việc “hướng về” bên ngoại như một điều tất nhiên, cách xưng hô cũng “quy định” cách ứng xử nơi “chợ búa” tựa như đều là những người có bà con về bên ngoại: gần gũi, thân mật, không khách sáo và có phần xa cách như với bên nội?
Cách xưng hô ở chợ như vậy cho ta nhận ra dấu ấn “văn hóa mẫu hệ” khá rõ của người Việt Nam bộ, có lẽ đã được gìn giữ từ thời lưu dân Ngũ Quảng vào khai phá vùng đất phương Nam. Có thể suy luận thêm chút nữa, phải chăng cho đến thế kỷ 16, 17 người Việt vẫn thiên về “mẫu hệ” - truyền thống cơ bản của văn hóa Đông Nam Á?
Cách xưng hô, ứng xử theo kiểu “mẫu hệ” như thế này đã mai một. Bây giờ chỉ ở chợ thôn quê, vài chợ nhỏ chợ hẻm, nơi kẻ mua người bán không mấy xa lạ với nhau… ta còn nghe được người bán người mua gọi nhau thân mật gần gũi như thế. Ở những chợ lớn, chợ nơi thị thành xưng hô nói năng đã khác.
Mà bây giờ, ăn nói “kiểu chợ búa”, “hàng tôm hàng cá”… đâu cần phải ra đến chợ mới có!
Chợ xưa chợ nay
Chợ xưa là nơi trao đổi buôn bán hàng hóa của một khu vực nhất định, thường là chợ “làng”. Nông thôn miền Bắc xưa kia, chợ làng họp nơi bến sông hay đầu làng – ranh giới giữa “nơi ở” khép kín trong lũy tre làng với cánh đồng liền khỏanh của các làng liền kề nhau. Chợ họp trên bãi đất tương đối rộng, bằng phẳng, có cây đa hay cây gạo lớn tỏa bóng mát. Hàng ngày họp chợ từ sáng sớm đến khi mặt trời cao hơn con sào là tan chợ. Chỉ có vài hàng quán như hàng nước chè, hàng xén, hàng lò rèn… còn lại là buôn gánh bán bưng. Hàng hóa chủ yếu là “cây nhà lá vườn”, người bán người mua đều quen biết. Thuận mua vừa bán ít khi nói thách mặc cả, có khi còn mua chịu bán thiếu… Có làng chợ họp tháng dăm ba phiên. Vào ngày phiên chợ tấp nập, hàng hóa phong phú hơn, người các làng khác cũng đến mua bán trao đổi…
Ở Nam bộ, sông rạch nhiều nên đi lại bằng ghe xuồng là chính. Chợ thường họp nơi bến sông, ngã ba ngã tư kênh rạch gặp nhau hay có đường bộ cắt ngang. Ngày hai lần nước lớn nước ròng, nơi giáp nước ghe xuồng cắm sào neo đậu chờ con nước để đi tiếp nên thành chợ trên sông hay trên bến dưới thuyền. Dần dần trên bờ hình thành các thị tứ với tiệm cà phê, chạp pô, tiệm vàng, tiệm gạo, rau trái… Chợ cũng họp hàng ngày rồi theo phiên. Có khi ngày phiên theo con nước cho tiện ghe xuồng lui tới.
Quan sát chợ xưa có thể nhận biết nhiều điều về “đất nước, con người” vùng quê ấy: dân cư, ngôn ngữ, sản phẩm, các mối quan hệ xã hội qua xưng hô… Đi chợ là nhu cầu không chỉ/ không phải để mua bán mà còn để gặp gỡ, giao lưu, thể hiện các mối quan hệ tình cảm, quan hệ xã hội… Nghe lời nói thách trả giá mặc cả… không chỉ để biết giá cả chất lượng hàng hóa mà còn có thể biết được tính tình, thái độ của người bán kẻ mua.
Tên gọi của chợ - một lọai địa danh – là một yếu tố văn hóa, thường gắn liền với các đặc sản của làng/ vùng miền ấy. Bây giờ những tên chợ đậm chất dân dã đang mất dần...
Chợ nay. Muốn nói đến các siêu thị đang mọc ra nhan nhản khắp nơi, từ đô thị đến vùng nông thôn. Hình thức giống nhau, nội thất trang trí bày hàng giống nhau. Tên gọi của siêu thị, trung tâm thương mại ít khi mang dấu ấn địa danh. Trong đó mua bán sòng phẳng, lịch sự, người mua hàng có thể chọn lựa thỏai mái, tự mình quyết định khi mua món hàng nào đó theo giá ấn định sẵn. Quan hệ “tình cảm” trong việc mua bán nhạt đi, mất đi… vì người bán “vô hình” mà chỉ có người tính tiền (ở nước ngòai đã có siêu thị người mua tự tính tiền, tự quẹt thẻ trả tiền). Siêu thị - chợ hiện đại phản ánh mối quan hệ của xã hội đô thị: coi trọng tính cá nhân, đặt giá trị vật chất của hàng hóa lên trên quan hệ tình cảm trong mua bán. Tính chất văn hóa vùng miền (sản phẩm, ngôn ngữ, xưng hô…) không thể hiện trong siêu thị, trung tâm thương mại. Tên gọi các Chợ hiện đại - phần nhiều là tên nước ngòai - nghe... nhạt hóet, không mang chút ký ức văn hóa nào cả.
Chợ - ký ức của những con người được di truyền qua nhiều thế hệ phụ nữ. Đi chợ với mẹ, mong mẹ đi chợ về... tuổi thơ của ai mà không có những ký ức đẹp như thế...
(Trong tập tản văn "Buổi trưa trong quán cà phê", 2012)
That's the article: TẢN MẠN VỀ CHỢ
Thank you for visiting my blog, hopefully it can be useful for all of you. Don't forget to share this article with your friends so they also know the interesting info, see you in other article posts.
You are now reading the article TẢN MẠN VỀ CHỢ with link address https://updatesapilipinas.blogspot.com/2013/07/tan-man-ve-cho.html
Post a Comment